Sơn epoxy nền nhà xưởng – Quy trình thi công đúng kỹ thuật

    Từ các nhà máy nhỏ lẻ cho đến các công xưởng rộng lớn thì sàn nhà vẫn giữ vai trò cốt lõi trong hoạt động sản xuất, chịu tác động liên tục từ các hoạt động di chuyển của con người đến việc vận chuyển hàng hóa và máy móc. 

    Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn quy trình thi công sơn epoxy nền nhà xưởng chuẩn xác, đảm bảo sàn nhà bền bỉ theo tháng năm và an toàn trong suốt quá trình sử dụng.

    Sơn epoxy nền nhà xưởng là gì?

    Sơn Epoxy là phương pháp sơn phủ tiên tiến sử dụng loại sơn 2 thành phần cao cấp được làm từ vật liệu epoxy gốc nhựa composite.

    Lợi ích vượt trội của sơn epoxy nền nhà xưởng

    Bảo vệ toàn diện cho bề mặt sàn

    Khác biệt hoàn toàn so với sàn bê tông thông thường, sơn epoxy tạo thành lớp phủ liền mạch, rắn chắc, giúp bảo vệ tối ưu mặt sàn khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như: nhiệt độ, độ ẩm, vi khuẩn, nấm mốc,… Nhờ vậy, tuổi thọ của công trình được nâng cao đáng kể.

    Khả năng chịu lực vượt trội

    Hoạt động đi lại, di chuyển thường xuyên, đặc biệt là việc vận chuyển hàng hóa nặng trong nhà xưởng, nhà máy cũng tác động mạnh mẽ lên sàn bê tông, dẫn đến tình trạng hư hại. Nhờ  tính dẻo, chắc, bền mà sơn epoxy nền nhà xưởng có thể chịu được tải trọng lớn từ vài tấn đến hàng chục tấn, đảm bảo an toàn cho công nhân và kéo dài tuổi thọ công trình.

    Chống trơn trượt hiệu quả

    Sơn epoxy dùng trong kho hàng để chống trơn trượt khi di chuyển

    Sơn epoxy dùng trong kho hàng để chống trơn trượt khi di chuyển

    Tính năng chống trơn trượt là một ưu điểm của việc thi công sơn epoxy. Nhờ vậy, việc di chuyển trong nhà máy, kho hàng trở nên an toàn hơn, đặc biệt là khi di chuyển qua các khu vực dốc, trơn.

    Đa dạng về chủng loại sơn epoxy, đáp ứng mọi nhu cầu

    Sơn epoxy có nhiều dòng sản phẩm với những đặc tính riêng biệt, phù hợp với từng mục đích sử dụng, cụ thể:

    • Sơn epoxy tự san phẳng (không dung môi): Chống ẩm, chống mốc, chống khuẩn hiệu quả, thường được sử dụng trong các công trình như bệnh viện, phòng sạch,…
    • Sơn epoxy gốc nước, gốc dầu: Bền bỉ, bảo vệ bề mặt sàn tốt, chịu trọng tải cao, kéo dài tuổi thọ công trình. Thích hợp cho thi công sơn sàn bê tông nhà máy, nhà xưởng, gara, tầng hầm,…

    Ứng dụng rộng rãi

    Ngoài lĩnh vực công nghiệp, sơn epoxy còn được thi công nhằm chống thấm tầng hầm chung cư, chống thấm mái tòa nhà, sơn sân cầu thang, sân thể thao, gara xe,…

    Sơn epoxy được ứng dụng trong bãi đỗ xe

    Sơn epoxy được ứng dụng trong bãi đỗ xe

    Mẹo lựa chọn sơn epoxy cho nền nhà xưởng 

    Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tải trọng tác động lên sàn, cần lựa chọn loại sơn epoxy phù hợp như: 

    • Sơn epoxy tự san phẳng: Thích hợp cho khu vực có yêu cầu cao về độ thẩm mỹ và dễ dàng vệ sinh.
    • Sơn lăn epoxy: Phù hợp cho khu vực có chi phí thi công thấp hơn.
    • Sơn epoxy chống tĩnh điện: Dành cho khu vực có nguy cơ tĩnh điện cao.

    >>> Xem thêm: Cách pha sơn với dung môi chuẩn nhất

    Quy trình thi công sơn epoxy nền nhà xưởng tại G&DT 

    Quy trình thi công sơn epoxy chuẩn chỉnh là chìa khóa để sở hữu nền nhà xưởng bền bỉ, chịu tải tốt và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn thi công sơn epoxy nền nhà xưởng chi tiết gồm 6 bước:

    Bước 1: Tiến hành mài, chà nhám bề mặt bằng máy mài chuyên dụng và làm sạch bụi bẩn bằng máy hút bụi công nghiệp để tạo bề mặt phẳng mịn, loại bỏ bụi bẩn, tạp chất và tăng độ bám dính cho lớp sơn.

    Xử lý nền cũ

    Xử lý nền cũ

    Bước 2: Thi công lớp lót để tăng cường độ bám dính và tạo nền tảng cho lớp sơn phủ.

    Bước 3: Đối với sàn bê tông yếu không đạt mác, bề mặt không phẳng, thấm ngược, dính dầu mỡ, hóa chất,… cần thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp như:

    • Tăng cường độ cứng cho sàn bằng cách sử dụng sơn epoxy tự san phẳng hoặc vữa epoxy.
    • Xử lý chống thấm bằng sơn epoxy chống thấm hoặc lớp phủ polyurethane.
    • Loại bỏ dầu mỡ, hóa chất bằng dung môi tẩy rửa chuyên dụng.

    Bước 4: Sử dụng hỗn hợp sơn epoxy và bột đá chuyên dụng theo tỷ lệ chính xác, khuấy đều trong 3-5 phút bằng dụng cụ khuấy trộn đạt chuẩn để tạo lớp nền phẳng mịn, che lấp các khuyết điểm trên bề mặt sàn và tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ. Thời gian khô của lớp bả sơn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm môi trường, thường dao động từ 6-8 tiếng.

    Bước 5: Thi công lớp sơn phủ bằng rulo lăn hoặc súng phun sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cần đảm bảo thi công đều đặn, tránh bỏ sót, tạo độ dày lớp sơn theo quy định.

    Thi công lớp sơn phủ epoxy cho nền nhà xưởng

    Thi công lớp sơn phủ epoxy cho nền nhà xưởng

    Bước 6: Sau khi thi công lớp sơn phủ, cần bảo dưỡng sàn trong 24-48 giờ để lớp sơn khô hoàn toàn. Tiến hành nghiệm thu công trình sau 3-4 ngày, kiểm tra chất lượng bề mặt, độ bám dính, độ phẳng mịn và các tiêu chí kỹ thuật khác. Rồi mới bàn giao công trình cho chủ doanh nghiệp sau khi hoàn tất nghiệm thu.

    Còn chần chờ gì nữa mà không nhanh tay liên hệ với G&DT qua hotline 0908.306.777 hoặc 0858.831.118 để được tư vấn và nhận bảng báo giá chuẩn, mới nhất năm 2024.