Sơn epoxy gốc dầu là gì? So sánh sơn epoxy gốc dầu và gốc nước

    Giữa muôn vàn tác nhân gây hại cho người lao động, máy móc thiết bị trong công xưởng lẫn sàn nhà như hóa chất có độ ăn mòn cao hay thời tiết khắc nghiệt, việc tìm kiếm giải pháp bảo vệ hiệu quả là điều vô cùng cần thiết. Và đó chính là lý do sơn epoxy gốc dầu trở thành “vị cứu tinh” được tin dùng bởi hàng loạt nhà máy, xí nghiệp sản xuất trên toàn cầu. 

    Hãy cùng khám phá những ưu điểm vượt trội mà sơn epoxy có dung môi gốc dầu này mang lại nhé!

    Sơn epoxy gốc dầu là gì?

    Sơn Epoxy gốc dầu là loại sơn 2 thành phần, sử dụng dung môi dạng dầu, mang đến nhiều ưu điểm vượt trội cho sàn nhà, đặc biệt là trong môi trường công nghiệp. Do đó, trong quá trình sử dụng, người dùng cần pha sơn theo tỷ lệ từ 5% đến 10% tùy theo từng hệ sơn.

    Ưu và nhược điểm của sơn epoxy gốc dầu

    Ưu điểm

    • Bám dính tốt trên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt bê tông nhẵn bóng hoặc ẩm ướt, thích hợp cho các khu vực chịu tải trọng lớn như kho hàng, nhà máy, xí nghiệp,… 
    • Khả năng chống chịu hóa chất, dung môi, axit, kiềm, cao, thích hợp cho công xưởng sản xuất,phòng sạch.
    • Khả năng chống thấm tốt giúp bảo vệ sàn nhà khỏi ẩm ướt, nấm mốc, bong tróc.
    • Lớp dầu giúp tạo bề mặt sáng bóng, dễ dàng vệ sinh, mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian.
    Sơn gốc dầu bóng hơn sơn epoxy gốc nước

    Sơn gốc dầu bóng hơn sơn epoxy gốc nước

    Nhược điểm 

    • Sơn Epoxy có dung môi gốc dầu có mùi hôi do đặc tính của dung môi, nên địa điểm thi công cần thông thoáng và sử dụng các biện pháp bảo hộ trong lúc thi công sàn.
    • Thi công loại sơn epoxy này đòi hỏi kỹ thuật cao và cần tuân thủ đúng tỷ lệ pha trộn giữa sơn và dung môi để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

    Phân biệt sơn epoxy gốc dầu và sơn epoxy gốc nước 

    Sơn epoxy gốc nước

    Sơn epoxy gốc nước

    Sơn epoxy có dung môi gốc dầu thường được sử dụng cho các khu vực có lưu lượng người và xe cộ qua lại cao, yêu cầu độ bền cao như nhà xưởng, kho hàng,… Trong khi, sơn epoxy gốc nước thường được sử dụng cho các khu vực cần độ an toàn và thân thiện môi trường cao như bệnh viện, phòng sạch,…

    Đặc điểm Sơn epoxy có dung môi gốc dầu Sơn epoxy có dung môi gốc nước
    Khả năng thi công trong môi trường độ ẩm cao Không (độ ẩm < 5%)
    Độ bóng Cao (bóng hoàn toàn) Mờ
    Hàm lượng VOC bay hơi Cao, có mùi hắc Thấp, thân thiện môi trường
    Giá thành Rẻ hơn Cao hơn
    Thành phần dung môi Dầu khoáng (turpentine) Nước
    Độ độc hại Cao, ảnh hưởng sức khỏe Thấp, an toàn
    Tính thẩm mỹ Bề mặt sàn có độ sáng bóng cao nhưng độ bóng sẽ giảm dần theo thời gian Không quá bóng nhưng độ bền cao
    Độ bền Chống hao mòn tốt nhưng lớp sơn dễ nứt, bong tróc Linh hoạt cao, ít bị rạn nứt
    Điều kiện thi công Độ ẩm < 5%, bề mặt khô hoàn toàn Chịu được độ ẩm nhẹ trên bề mặt
    Vệ sinh Dùng chất tẩy rửa/nước lau sàn sau khi pha loãng Dễ dàng làm sạch bằng nước

    Lưu ý: Bảng so sánh chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo từng loại sản phẩm cụ thể.

    Những loại sơn epoxy gốc dầu phổ biến trên thị trường 

    Dưới đây là một số loại sơn epoxy gốc dầu phổ biến trên thị trường:

    • Sơn lót epoxy PS50: Tăng cường độ bám dính cho lớp sơn epoxy trên bề mặt bê tông.
    • Sơn lót epoxy PS60: Chống thấm hiệu quả, thích hợp cho khu vực ẩm ướt.
    • Sơn epoxy Samhwa gốc dầu: Bền bỉ, chịu tải trọng lớn, chống hóa chất tốt.
    • Sơn epoxy tự san phẳng ADO40: Tạo bề mặt phẳng mịn, thẩm mỹ cao.
    • Sơn epoxy hệ lăn ADO20: Dễ thi công, tiết kiệm chi phí.
    • Sơn epoxy hệ lăn ADO10: Giá thành rẻ, phù hợp cho các khu vực ít chịu tải trọng.
    • Sơn epoxy hệ lưỡng tính ADO122: Chịu nhiệt cao, thích hợp cho nhà máy sản xuất thép, lò nung.

     

    Sơn epoxy gốc dầu

    Sơn epoxy gốc dầu

    Xem thêmBảng màu sơn Epoxy, cách chọn màu sơn epoxy phù hợp nhất 

    Khi nào nên chọn sơn epoxy gốc dầu cho công trình?

    Lựa chọn sơn epoxy có dung môi gốc dầu cho nhà xưởng là quyết định sáng suốt, mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như độ ẩm, bề mặt sàn, độ thấm ngược,… Cụ thể:

    • Độ ẩm sàn bê tông lý tưởng để thi công sơn epoxy gốc dầu là dưới 5%, song sàn phải được lót nilon chống thấm ngược để không làm ảnh hưởng đến độ bám dính và chất lượng lớp sơn, có thể dẫn đến tình trạng bong tróc sau một thời gian ngắn.
    • Do sử dụng dung môi gốc dầu nên loại sơn này có mùi khá hắc nên cần thi công ở môi trường thoáng đãng, thông gió tốt để bảo vệ sức khỏe người lao động.

    Với những ưu điểm vượt trội về khả năng chống ăn mòn, chống hóa chất và độ bền cao, sơn epoxy gốc dầu chắc chắn là loại sơn lý tưởng cho các cơ sở sản xuất. Mặc dù, thời gian khô dài hơn và mùi hắc hơn các loại khác, nhưng không thể phủ nhận lợi ích mà nó mang lại. 

    Sơn epoxy gốc dầu màu xanh lá

    Sơn epoxy gốc dầu màu xanh lá

    Tuy nhiên, thi công sơn epoxy này đòi hỏi kỹ thuật cao và quy trình thi công nghiêm ngặt. Nên lựa chọn nhà thầu thi công uy tín, có đội ngũ thi công tay nghề cao để đảm bảo chất lượng công trình.

    Hãy liên hệ ngay với G&DT qua hotline 0858.831.118 hoặc 0908.306.777 để được tư vấn miễn phí về loại sơn epoxy phù hợp nhất với nhu cầu của bạn!