Trong quá trình xây dựng và bảo trì nhà xưởng, lựa chọn đúng loại sơn sẽ giúp sàn nhà có tuổi thọ cao, hạn chế tình trạng hư hỏng. Bạn đã biết đến sơn PU pha sẵn chưa? Nên sử dụng sơn PU hay sơn epoxy cho nhà xưởng? Trong bài viết này, G&DT sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn về sơn PU nhà xưởng!
Sơn PU pha sẵn là gì?
Sơn sàn Polyurethane (PU) pha sẵn là loại sơn được sản xuất từ nhựa Polyurethane, đã được pha sẵn dung môi và phụ gia theo tỷ lệ thích hợp, chỉ cần khuấy đều trước khi sử dụng.
Lợi ích của sơn PU pha sẵn
Sơn PU pha sẵn cho sàn nhà mang lại nhiều lợi ích cho các nhà máy, xí nghiệp, nhà xưởng tương tự như sơn PU truyền thống, chẳng hạn như:
- Sơn PU có độ bền vượt trội, chịu được sự mài mòn cao
- Loại sơn này có khả năng chống lại các loại hóa chất, dầu mỡ,… giúp bảo vệ bề mặt sàn khỏi sự ăn mòn và hư hỏng.
- Lớp sơn PU có tuổi thọ cao, duy trì được màu sắc bóng mịn trong thời gian dài, giảm chi phí bảo trì.
- Một số loại sơn PU pha sẵn hiện đại được thiết kế với công thức ít VOC (hợp chất hữu cơ bay hơi), giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người.
- Bề mặt sàn được sơn PU dễ làm sạch hơn, nhờ vậy mà giúp duy trì môi trường làm việc sạch sẽ và an toàn.
- Sơn PU có độ bám dính cao nên không bị bong tróc hay phồng rộp, thích hợp trên nhiều loại bề mặt như sàn gạch, sàn gỗ, sàn bê tông,…
- Lớp sơn PU pha sẵn có khả năng chịu được lực và tải trọng nặng, phù hợp với các khu vực chứa nhiều hàng, máy móc thiết bị,… như kho hàng, nhà máy sản xuất, phòng sạch, hầm xe,…
- Sơn PU có thời gian khô nhanh hơn các loại sơn khác, giúp tiết kiệm thời gian và công sức thợ trong quá trình thi công.
- Quá trình thi công sơn PU pha sẵn đơn giản và nhanh chóng, không đòi hỏi nhiều bước chuẩn bị phức tạp như pha sơn với dung môi, giúp giảm chi phí và thời gian thi công.
So sánh sơn PU và sơn epoxy cho sàn nhà xưởng
Cả hai loại sơn PU pha sẵn và Epoxy đều là những sự lựa chọn tốt nhất trong các dòng sơn cho sàn nhà xưởng, với các tính năng vượt trội giúp bảo vệ bề mặt sàn, kháng hóa chất, tăng độ an toàn, chống trượt, chống ăn mòn, hư hại và làm sáng không gian sử dụng.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của công trình về giá thành, độ bền, màu sắc, khả năng chống mài mòn, chịu sốc nhiệt và kháng hóa chất mà lựa chọn loại sơn phù hợp.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về hai loại sơn này, G&DT đã tổng hợp trong bảng dưới đây:
Bảng so sánh sơn PU và sơn epoxy
Tiêu chí | Sơn epoxy | Sơn PU (Polyurethane) |
Cấu tạo | 2 thành phần (sơn và chất đóng rắn) | 2-4 thành phần, không dùng dung môi xúc tác |
Thành phần chính | Nhựa epoxy và chất đóng rắn | Polyurethane resin, polyol hoặc polyamide |
Giá thành | Thấp hơn sơn PU | Cao hơn sơn Epoxy |
Độ bền | Độ bền tốt | Độ bền cao hơn sơn Epoxy |
Màu sắc | Màu sắc tươi sáng, độ bóng cao | Màu sắc chuẩn xác, bền màu tốt, độ sáng bóng thấp |
Khả năng chống mài mòn | Kém đàn hồi hơn, chống mài mòn tương đối | Đàn hồi tốt hơn, chống mài mòn hiệu quả |
Khả năng chịu sốc nhiệt | Khả năng chịu sốc nhiệt kém hơn sơn PU | Chịu sốc nhiệt tốt, thích hợp cho môi trường biến đổi nhiệt độ cao |
Khả năng kháng hóa chất | Kháng hóa chất tốt hơn, không dễ bị ăn mòn bởi axit | Chỉ chịu hóa chất ở mức độ tương đối |
Độ sáng bóng | Cao, dễ kiểm soát bụi bẩn và điện năng chiếu sáng | Thấp hơn, nhưng bền màu tốt hơn |
Độ đàn hồi | Thấp hơn so với sơn PU | Cao hơn, giúp chịu được va đập và mài mòn |
Ứng dụng | Phổ biến trong các công trình công nghiệp và thương mại | Thích hợp cho các khu vực có điều kiện môi trường khắc nghiệt như kho đông lạnh, nhà máy sấy, lò hơi, xưởng sản xuất |
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi theo thời gian hoặc cập nhật của nhà sản xuất.
>>> Xem thêm: So sánh sơn epoxy gốc dầu và epoxy gốc nước
Quy trình thi công sơn PU pha sẵn
Bước 1: Sử dụng máy phun bi hoặc máy băm sàn kết hợp máy hút bụi để tạo nhám và chân bám cho bề mặt sàn.
Bước 2: Cắt ngàm tại các vị trí cách mép sàn 5-10cm để chống giật cho màng sơn, rãnh ngàm rộng tối thiểu 5mm, sâu gấp đôi độ dày lớp sơn.
Bước 3: Hút bụi toàn bộ bề mặt sàn và khe co giãn bằng máy hút bụi công suất lớn và cần đảm bảo khu vực thi công thông thoáng.
Bước 4: Trộn đều 4 thành phần sơn rồi đổ ra sàn và trải đều bằng bàn cào răng cưa. Sau đó, dùng bay răng cưa tạo nhám và đảm bảo phủ đầy rãnh ngàm chống giật.
Bước 5: Đợi sàn khô hoàn toàn từ 12 đến 24 giờ rồi mới đưa vào hoạt động.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn đúng nhất về sơn PU pha sẵn. Nếu có nhu cầu thi công sơn PU cho nhà xưởng, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi, G&DT sẽ sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thi công lớp sơn sàn.