Sơn PU là gì mà lại được các ông lớn của các nhà xưởng, nhà máy, xí nghiệp ưu tiên lựa chọn khi thi công sàn? Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu về sơn PU, bao gồm định nghĩa, ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng cho sàn nhà xưởng, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn.
Sàn bê tông là gì?
Bê tông, bắt nguồn từ tiếng Pháp “béton”, là một loại vật liệu xây dựng nhân tạo, được tạo ra bằng cách trộn các thành phần như cốt liệu thô, cốt liệu mịn và chất kết dính theo một tỷ lệ cố định (được gọi là cấp phối bê tông).
Chất kết dính (bao gồm xi măng, nước, nhựa đường, và phụ gia,…) có chức năng liên kết các cốt liệu thô (như đá, sỏi, và đôi khi là vật liệu tổng hợp trong bê tông nhẹ) với cốt liệu mịn (thường là cát, đá mạt, hoặc đá xay,…). Khi hỗn hợp này đông cứng lại, nó trở thành một khối rắn chắc như đá.
Sơn PU là gì?
Sơn sàn PU (Polyurethane) là loại sơn cao cấp gốc nhựa Polyurethane 4 thành phần, không chứa dung môi và có khả năng tự trải phẳng.
Sơn Pu được cấu tạo từ 4 thành phần chính, cụ thể như sau:
- Chất kết dính (polyisocyanate): Thành phần quan trọng giúp sơn có độ bám dính, tạo liên kết chặt chẽ cho sơn.
- Chất đóng rắn: Giúp sơn khô nhanh và tạo thành màng bảo vệ mặt sàn chắc chắn.
- Silicat: Tăng cường độ cứng và khả năng chịu tải cho lớp sàn được sơn.
- Thành phần màu: Tạo màu sắc cho lớp sơn theo sở thích của doanh nghiệp.
Tính chất đặc trưng của sơn PU là gì?
- Mặt sàn sơn PU có độ cứng cao, giúp chống mài mòn một cách hiệu quả, đảm bảo bề mặt luôn bền đẹp trong quá trình sử dụng.
- Sơn PU mang lại độ bền cơ học cao, giúp sàn chịu được các tác động va đập mạnh mà không bị hư hỏng.
- Sàn sơn PU có khả năng kháng lại kiềm, axit và các dung môi hữu cơ, bảo vệ sàn nhà khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường hóa chất.
- Sơn PU chịu được nhiệt độ từ -40°C đến 150°C, giúp sàn nhà ổn định trong mọi điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
- Lớp sơn PU giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn, duy trì môi trường sạch sẽ và an toàn.
- Sau khi hoàn thiện, sơn PU không phát ra mùi khó chịu và không gây hại cho sức khỏe, tạo không gian làm việc an toàn.
- Lớp sơn PU cung cấp bề mặt chống trượt, an toàn cho người sử dụng.
Ưu và nhược điểm của sơn PU là gì?
Ưu điểm của sơn PU
Sơn sàn Polyurethane (PU) giúp sàn nhà phẳng mịn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển hàng hóa của nhân viên. Độ bóng của lớp sơn giúp che lấp các khuyết điểm như bong tróc, vết xước, tăng cường vẻ đẹp tổng thể cho sàn nhà.
Việc đánh bóng và sơn PU không chỉ gia tăng độ bền, cứng của sàn bê tông mà còn kéo dài tuổi thọ của sàn, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng. Sơn Polyurethane (PU) mang đến khả năng chống thấm, trơn trượt vượt trội cho sàn bê tông, đặc biệt hữu ích cho các nhà xưởng thường xuyên tiếp xúc với nước.
Sàn bê tông sơn Polyurethane (PU) có khả năng chịu được trọng lượng lớn của máy móc và hàng hóa nên vô cùng hữu ích cho các nhà xưởng có tần suất đi lại cao và sử dụng nhiều máy móc thiết bị nặng như nhà máy sản xuất điện tử, phòng sạch,…
Lớp sơn chống thấm PU giúp việc vệ sinh sàn nhà trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể dễ dàng làm sạch các vết bẩn, hóa chất bám dính lâu ngày mà không cần tốn quá nhiều công sức, thời gian.
Nhược điểm của sơn PU
- So với các loại sơn thông thường, sơn PU có thời gian khô chậm hơn, cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện lớp sơn.
- So với các loại sơn phổ thông khác, giá thành của sơn PU cao hơn đáng kể.
- Nếu sơn PU không được pha đúng tỷ lệ, chất lượng lớp sơn sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng bong tróc, sần sùi, không đạt hiệu quả như mong muốn.
- Sơn PU 1K có khả năng chống trầy xước kém hơn so với các loại sơn PU khác nên phải cẩn thận để tránh trầy xước.
- Sơn PU Vinyl có độ cứng kém hơn so với sơn PU 1K và 2K.
- So với các loại sơn khác, sơn PU có khả năng kháng dung môi kém hơn nên cần lưu ý tránh để hóa chất hoặc dung môi tiếp xúc trực tiếp với bề mặt sơn, vì có thể bị bong tróc và phai màu.
Ứng dụng của sơn PU là gì?
Nhà máy sản xuất bao bì, điện tử
Nhờ vào khả năng chịu lực và chống mài mòn cao nên sơn PU được xem là loại sơn lý tưởng cho khu công nghệ (nhà máy bia, nước ngọt, hóa chất, lắp ráp linh kiện điện tử). Đặc biệt, sở hữu tính chống tĩnh điện, giảm nguy cơ cháy nổ, bảo vệ thiết bị điện tử và nhân công.
Nhà máy chế biến thực phẩm
Sơn PU có khả năng tạo bề mặt nền rắn chắc, chịu được va đập mạnh, mài mòn cao và tác động khắc nghiệt của môi trường chế biến thực phẩm (xưởng thịt, cá, gia cầm,…). Khả năng chống thấm nước, nấm mốc đã góp phần bảo vệ sản phẩm thực phẩm khỏi vi khuẩn.
Ngoài ra, sơn PU không chứa độc tố, đáp ứng tiêu chuẩn GMP – WHO, được Bộ Y Tế và Cục VSATTP chứng nhận (HACCP, ISO, Green Label) nên đảm bảo được tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
>>> Xem thêm: Sơn epoxy cho nền nhà xưởng
Kho hàng khô/lạnh
Sơn PU có thể chịu được nhiệt độ trong khoảng từ -40°C đến 150°C nên sẽ bảo vệ được hàng hóa trong môi trường khắc nghiệt của kho trữ đông, kho lạnh. Song, sơn còn có khả năng chịu được tải trọng cao, chống trơn trượt, đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hàng kho và hàng hóa trong kho.
Sơn PU không chỉ đơn thuần là lớp sơn giúp tăng cứng và bảo vệ sàn bê tông, mà còn là khoản đầu tư thông minh mang lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp của bạn.
Hãy liên hệ ngay với G&DT để biết được chính xác sơn PU là gì và dịch vụ thi công sơn PU chuyên nghiệp cho nhà xưởng, biến nơi đây thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của bạn.