Sơn lót pu là gì? Cách sử dụng sơn lót PU để đạt hiệu quả

    Sàn nhà xưởng là nơi chịu tải trọng cao, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và môi trường khắc nghiệt. Do đó, việc lựa chọn loại sơn phù hợp là vô cùng quan trọng. Sơn PU với độ bền, khả năng chịu tải và chống chịu hóa chất tốt nhất cho sàn nhà xưởng. Tuy nhiên, để lớp sơn PU hoàn hảo và bền bỉ, không thể bỏ qua vai trò thiết yếu của sơn lót PU.

    Sơn lót PU là gì?

    Sơn lót PU là loại sơn được sử dụng như lớp nền trước khi thi công sơn phủ lên bề mặt sàn nhà được làm từ gỗ, kim loại hoặc bê tông. Lớp sơn lót này sẽ giúp xử lý một số khuyết điểm nhỏ trên bề mặt sàn, cũng như tăng độ bám dính giữa sàn nhà và sơn phủ PU.

    Lợi ích của việc sử dụng sơn lót PU cho sàn nhà xưởng

    Đối với các nhà xưởng được chủ đầu tư thi công sàn gỗ hay sàn giả gỗ thì trước khi sơn phủ PU thì nên dùng sơn lót PU, bởi vì:

    • Sơn lót như một lớp keo trung gian, tạo liên kết chặt chẽ giữa lớp sơn phủ và bề mặt gỗ. Nhờ vậy, lớp sơn phủ sẽ bám dính tốt hơn, hạn chế tình trạng bong tróc, gỉ sét, đặc biệt là trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam.
    • Lớp lót giúp tạo bề mặt nhẵn mịn, đồng nhất, che phủ các vân gỗ và khuyết điểm nhỏ trên bề mặt sàn gỗ cũ. 
    • Ngăn chặn sự xâm nhập của nước, hơi ẩm và các tác nhân gây hại như nấm mốc, vi khuẩn, mối mọt. 
    • Sơn lót PU giúp lớp sơn phủ bám dính tốt hơn, hạn chế lãng phí sơn trong quá trình thi công sơn phủ cho sàn nhà.

    Sử dụng sơn lót PU là bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình sơn sàn gỗ cho nhà xưởng hay nhà ở. Chọn đúng sơn lót chất lượng cao sẽ giúp lớp sàn nhà xưởng của bạn bền đẹp và có tuổi thọ cao.

    Sơn lót PU rất thích hợp cho sàn gỗ, sàn giả gỗ hay bê tông

    Sơn lót PU rất thích hợp cho sàn gỗ, sàn giả gỗ hay bê tông

    Lợi ích của sơn PU

    Lợi ích của sơn PU

    Cách pha sơn lót PU cho sàn nhà xưởng

    Trước khi pha sơn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn và thực hiện đúng kỹ thuật. Song, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết như: thùng khuấy, dụng cụ đong, găng tay, khẩu trang,…

    Quy trình pha sơn lót PU gồm các bước sau:

    Bước 1: Pha sơn lót theo tỷ lệ pha: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng

    Cụ thể, bạn cho 2 phần sơn lót vào thùng khuấy. Rồi thêm 1 phần chất đóng rắn (cứng) và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sơn đồng nhất. Thêm 3 phần dung môi (xăng) rồi tiếp tục khuấy đều cho đến khi hỗn hợp loãng mịn, không còn vón cục.

    Bước 2: Pha sơn màu theo tỷ lệ pha: 1 cứng + 5 xăng + thành phần tạo màu

    Đầu tiên, cho 1 phần chất đóng rắn (cứng) vào thùng, sau đó thêm 5 phần dung môi (xăng) và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp loãng mịn. Thêm thành phần tạo màu để có màu sắc mong muốn, tiếp tục khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.

    Bước 3: Pha sơn bóng theo tỷ lệ pha: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp)

    Cho 2 phần sơn bóng vào thùng rồi cho thêm 1 phần chất đóng rắn (cứng) và khuấy đều cho đến khi hỗn hợp đồng nhất. Kế đến, cho dung môi (xăng) vào thùng khuấy và điều chỉnh lượng dung môi sao cho phù hợp với độ bóng mong muốn. Tiếp tục khuấy đều cho đến khi hỗn hợp loãng mịn, không còn vón cục.

    Lưu ý:

    • Nên pha từng lượng nhỏ sơn vừa đủ sử dụng để tránh lãng phí.
    • Khuấy đều hỗn hợp sơn trước khi thi công để sơn không bị vón cục.
    • Sử dụng sơn ngay sau khi pha, không nên để quá lâu.
    • Sau khi thi công, cần vệ sinh dụng cụ pha sơn sạch sẽ.

    Hướng dẫn thi công sơn lót PU cho sàn nhà xưởng

    Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt sàn gỗ hoặc bê tông

    Xử lý những chỗ ghồ ghề trước khi thi công lớp lót đầu tiên

    Xử lý những chỗ ghồ ghề trước khi thi công lớp lót đầu tiên

    Sử dụng giấy nhám P120 chà nhám toàn bộ bề mặt sàn nhà xưởng để loại bỏ lớp sơn cũ, bụi bẩn và làm phẳng bề mặt. Tiếp tục chà nhám bằng giấy nhám P180, P240 để tạo độ mịn cho bề mặt sàn. Nếu có khuyết điểm trên bề mặt gỗ, sử dụng bột bả gỗ để trám trét và chà nhám lại cho phẳng mịn.

    Cuối cùng, lau sạch bụi bẩn sau khi chà nhám. Bạn có thể sử dụng các loại máy móc chuyên dùng để làm nhám sàn nhà thay vì giấy nhám để tránh làm mất thời gian.

    Bước 2: Thi công lớp sơn lót lần thứ nhất

    Sử dụng cọ hoặc súng phun sơn để thi công sơn lót PU theo tỷ lệ 2 lót : 1 cứng : 3 xăng lên toàn bộ bề mặt sàn nhà xưởng. Sau đó, để lớp sơn lót khô hoàn toàn trong thời gian 24 – 48 tiếng (tùy theo điều kiện thời tiết).

    Bước 3: Chà nhám và phun sơn lót PU lần 2

    Chà nhám nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt sàn gỗ hoặc bê tông rồi lau hoặc hút sạch bụi bẩn sau khi chà nhám. Phun sơn lót lần 2 theo cách tương tự như bước 2.

    Để lớp sơn lót khô hoàn toàn trong thời gian 24 – 48 tiếng (tùy theo điều kiện thời tiết).

    Nhà xưởng sản xuất linh kiện

    Nhà xưởng sản xuất linh kiện

    >>> Xem thêm: Thi công sơn epoxy cho nền bê tông nhà xưởng

    Bước 4: Phun màu sơn PU cho sàn gỗ hoặc bê tông

    Trước tiên, thi công lớp sơn màu PU lên bề mặt sàn nhà xưởng bằng 2 lớp mỏng. Mỗi lớp sơn cần được sấy khô trong 15 – 20 phút trước khi phun lớp tiếp theo. Nên để sơn màu PU khô hoàn toàn trong thời gian 24 – 48 tiếng (tùy theo điều kiện thời tiết).

    Với những thông tin chi tiết về sơn lót PU, cách pha và quy trình thi công đã được G&DT chia sẻ trong bài viết này, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức để lựa chọn và thi công sơn PU cho sàn nhà xưởng của mình.