Ai cũng biết sử dụng sơn PU (Polyurethane) cho sàn nhà xưởng và nhà máy là một trong những lựa chọn đúng đắn nhất nhờ vào những ưu điểm vượt trội của nó như độ bền cao, khả năng chống chịu mài mòn và tạo bề mặt sáng bóng. Tuy nhiên, bạn đã biết cách pha sơn PU chuẩn chưa? Hãy cùng G&DT tìm hiểu ngay nhé!
Tại sao cần phải biết cách pha sơn PU chuẩn?
Mỗi loại sơn đều có một công thức pha riêng biệt, nếu không tuân thủ theo cách pha sơn như hướng dẫn sẽ làm giảm chất lượng sàn nhà, đe dọa đến sự an toàn của người sử dụng và tiêu tốn chi phí sửa chữa trong tương lai.
Tỷ lệ pha sơn PU đóng vai trò then chốt trong việc quyết định chất lượng của lớp sơn. Pha sơn quá đặc sẽ khiến sơn khô nhanh, khó thi công và dễ bong tróc. Ngược lại, pha sơn quá loãng sẽ làm giảm độ bám dính, khiến sơn dễ bong tróc và bay màu theo thời gian.
Do đó, nắm vững kỹ thuật cũng như cách pha sơn PU đúng sẽ giúp đảm bảo chất lượng công trình, kéo dài tuổi thọ của sàn nhà và tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp.
Dụng cụ cần thiết khi pha sơn PU
Trước khi bắt đầu thực hiện theo cách pha sơn PU, cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:
- Thùng pha sơn: Dùng để trộn và pha sơn.
- Cân điện tử/Cốc đo ml: Để đo lường chính xác lượng sơn và dung môi cần thiết.
- Máy khuấy sơn (có hoặc không đều được)
- Găng tay và khẩu trang: Bảo vệ sức khỏe và giữ sạch sẽ cho thợ.
- Cọ sơn/con lăn/máy phun: Dụng cụ thi công sơn lên bề mặt sàn.
- Dung môi pha sơn: Thường là dung môi chuyên dụng đi kèm với sơn PU, giúp điều chỉnh độ sánh mịn và hỗ trợ sơn khô nhanh hơn.
Hướng dẫn cách pha sơn PU đúng
Bước 1: Tính toán định mức thi công sơn sàn PU
Để pha sơn sàn PU, trước tiên bạn cần tính toán lượng sơn cần thiết dựa trên diện tích và độ dày của lớp sơn. Định mức thi công sơn trung bình là 2.2 Kg/mm/m².
Định mức (kg/m²) = Diện tích sàn (m²) x Độ dày lớp sơn (mm) x 2.2
Tỷ lệ pha sơn chuẩn:
Thành phần A : Thành phần B : Thành phần C : Thành phần D = 3 : 3 : 14 : 12
Bước 2: Thực hiện pha sơn sàn PU
- Chuẩn bị: Trước khi pha, lắc đều các thành phần A và B.
- Trộn: Đổ các thành phần A và B vào một thùng sạch, khuấy đều trong vòng 10 giây bằng máy khuấy điện (300-400 vòng/phút).
- Thêm bột màu: Sau khi trộn đều A và B, thêm thành phần bột màu C vào hỗn hợp, khuấy tiếp trong 1 phút để đảm bảo hỗn hợp đều màu.
- Pha trộn: Cuối cùng, thêm thành phần D vào hỗn hợp, trộn thêm 1 phút cho đến khi hỗn hợp hoàn toàn đồng nhất. Trước khi nạp mẻ tiếp theo, bạn cần loại bỏ cặn thừa từ các mẻ trộn trước.
- Khuấy: Sử dụng máy khuấy công suất lớn (750 vòng/phút) nhằm mục đích đảm bảo hỗn hợp được trộn đều.
Bước 3: Tiến hành thi công sơn PU
- Thi công: Sau khi đã chuẩn bị bề mặt và pha sơn, đổ hỗn hợp sơn ra sàn theo diện tích đã tính toán.
- San phẳng: Sử dụng bàn dép đinh để bước vào vùng thi công và bàn cào chuyên dụng để san phẳng lớp sơn.
- Công cụ hỗ trợ: Có thể sử dụng máng đổ sơn để dễ dàng kiểm soát quá trình thi công.
Mẹo: Trong quá trình thi công, sử dụng bàn bả và rulo gai để loại bỏ bọt khí trên bề mặt sơn, đảm bảo lớp sơn mịn màng và đẹp mắt.
Sau 24 giờ kể từ khi hoàn thiện lớp sơn cuối cùng, bạn có thể được phép đi nhẹ trên bề mặt sàn. Sơn sẽ khô hoàn toàn sau 72 giờ và có thể sử dụng bình thường.
>>> Xem thêm: Quy trình thi công sơn epoxy cho sàn bê tông của nhà xưởng
Lưu ý khi thực hiện theo cách pha sơn PU của G&DT
- Luôn tuân thủ tỷ lệ pha trộn mà nhà sản xuất quy định. Việc tự ý thay đổi tỷ lệ có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tính năng của sơn.
- Sơn PU có chứa các hóa chất có thể gây hại cho sức khỏe, vì vậy người thực hiện cần đeo găng tay và khẩu trang bảo hộ.
- Khuấy đều đều để hỗn hợp sơn được đồng nhất, tránh để lại cặn hoặc bọt khí.
- Nếu còn dư sơn sau khi thi công, cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Để có một lớp sàn hoàn hảo và có tuổi thọ cao, thợ cần biết cách pha sơn PU chuẩn, không để lại bọt kín hay lợn cợn. Nếu bạn không thể tự tin 100% tự mình thi công sơn PU, hãy để G&DT giúp bạn một tay bằng cách nhanh chóng nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0908.306.777 hoặc 0858.831.118.