Quy trình sơn PU chuẩn, chia sẻ chi tiết các bước

    Bạn đã từng gặp phải tình trạng sàn nhà bong tróc, sờn hay mòn do hóa chất hoặc va đập hay chưa? Sơn phủ PU Ucrete chính là giải pháp cho bài toán này. Bài viết sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết quy trình thi công sơn PU chuẩn, giúp sàn nhà xưởng của bạn bền bỉ, chịu tải trọng cao và dễ vệ sinh hơn.

    Bước 1: Xử lý bề mặt sàn bê tông bằng phương pháp mài cơ học

    Để loại bỏ các phần bê tông bị yếu hay bị rêu mốc, dầu mỡ và tạp chất bám trên bề mặt sàn cũng như tạo độ nhám cho sàn bê tông, tăng độ bám dính giữa lớp sơn PU Ucrete và sàn.

    Có 2 cách để xử lý về mặt sàn bê tông theo quy trình sơn PU chuẩn:

    Dùng máy bắn bi kết hợp với máy hút bụi

    Phương pháp này chủ yếu mượn lực bắn của các hạt bi thép hoặc cát để loại bỏ các lớp bẩn bám trên bề mặt sàn. Kết hợp với máy hút bụi để thu gom bụi bẩn và hạt bi sau khi bắn.

    Sơn PU cho sàn giúp chống chịu hóa chất

    Sơn PU cho sàn giúp chống chịu hóa chất

    Sử dụng máy mài sàn cầm tay

    Đối với các khu vực góc cạnh nhỏ hoặc những nơi mà máy phun bi không thể tiếp cận được, bạn có thể dùng máy mài sàn cầm tay để tạo nhám bề mặt, tuy nhiên, cần điều chỉnh lực mài phù hợp để tránh làm hỏng kết cấu sàn bê tông.

    Lưu ý:

    • Bề mặt sàn phải khô ráo trước khi mài.
    • Dùng các thiết bị bảo hộ lao động phù hợp như khẩu trang, kính bảo hộ, găng tay,…
    • Quét và hút sạch bụi bẩn trên bề mặt sàn sau khi thi công.

    Sau khi thực hiện bước xử lý bề mặt, sàn bê tông sẽ đạt được độ nhám và sạch sẽ, đủ điều kiện để thi công lớp sơn PU Ucrete theo quy trình sơn PU chuẩn.

    Bước 2: Tạo rãnh ngàm chống co giãn cho lớp sơn PU Ucrete

    Nhằm mục đích ngăn ngừa tình trạng co giãn, nứt vỡ của lớp sơn PU Ucrete do sự thay đổi nhiệt độ hoặc tải trọng. Cần tăng độ bám dính giữa lớp sơn và sàn bê tông để sàn có tuổi thọ dài hơn.

    Khi thi công cắt ngàm, thợ sẽ sử dụng máy cắt chuyên dụng để tạo các rãnh ngàm có hình dạng và kích thước theo yêu cầu. Thông thường, các vị trí cắt ngàm sẽ cách mép sàn và chân cột, chân tường từ 5 – 10 cm và kích thước rãnh ngàm có bề rộng tối thiểu 5mm còn chiều sâu sẽ gấp đôi chiều dày lớp sơn PU Ucrete.

    Ví dụ: Lớp sơn PU Ucrete dày 5mm, thì rãnh ngàm cần có chiều sâu tối thiểu 10mm.

    Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ bề mặt sàn bê tông theo quy trình sơn PU chuẩn

    Đầu tiên, cần chọn máy hút bụi có công suất phù hợp với diện tích sàn cần thi công rồi tiến hành hút sạch bụi bẩn trên toàn bộ bề mặt sàn, bao gồm cả các khu vực góc cạnh và khe hở.

    Kế đến, dùng cọ hoặc dụng cụ chuyên dụng để vệ sinh bụi bẩn bám sâu trong các mạch ngừng và khe co giãn. Nên vệ sinh thực sạch sẽ và chắc chắn rằng các khe co giãn hoàn toàn thông thoáng, không bị tắc nghẽn.

    Cuối cùng, bạn cần lắp đặt quạt thông gió (đối với khu vực kín gió) nhằm mục đích đảm bảo không khí được lưu thông tốt trong khu vực thi công, tránh tình trạng tích tụ khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe thợ thi công hay cho chính bản thân bạn sau này.

    Sau khi kết thúc các công đoạn trên, chúng ta sẽ loại bỏ hầu hết bụi bẩn, tạp chất còn sót lại trên bề mặt sàn bê tông sau khi thực hiện các bước xử lý trước đó. Và bề mặt sàn sẽ khô ráo, sạch sẽ hơn để chuẩn bị cho công đoạn thi công lớp sơn PU Ucrete theo đúng quy trình sơn PU chuẩn.

    Sơn PU có tính ứng dụng đa dạng

    Sơn PU có tính ứng dụng đa dạng

    Bước 4: Thi công lớp sơn lót PU Ucrete theo quy trình sơn PU chuẩn

    Để tạo được lớp nền bám dính tốt cho lớp sơn phủ PU Ucrete, tăng độ bền và tuổi thọ cho hệ thống sơn sàn. Cũng như chống thấm, bảo vệ sàn bê tông khỏi sự xâm nhập của hóa chất và nước. Bạn cần thực hiện tuần tự theo hướng dẫn sau:

    Trộn sơn

    Chuẩn bị đầy đủ 4 thành phần của sơn lót PU Ucrete theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Rồi trộn đều các thành phần cho đến khi hỗn hợp đồng nhất.

    Thi công sơn

    • Đổ hỗn hợp sơn đã trộn ra sàn.
    • Sử dụng bàn cào răng cưa để trải đều sơn trên bề mặt sàn.
    • Dùng bay răng cưa tạo nhám bề mặt sơn để tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ.
    • Hãy nhớ sơn lấp đầy các mạch ngừng và khe ngàm chống giật mà thợ đã cắt trước đó.

    Thời gian khô 

    Theo đúng quy trình sơn PU chuẩn, hãy để lớp sơn lót PU Ucrete khô trong thời gian 6 – 8 giờ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.

    >>> Xem thêm: Sơn PU là gì? Ưu và nhược điểm của sơn PU

    Sơn PU cho kho hàng giúp tăng cứng bề mặt sàn nhà

    Sơn PU cho kho hàng giúp tăng cứng bề mặt sàn nhà

    Bước 5: Thi công lớp sơn phủ PU Ucrete theo quy trình sơn PU chuẩn

    Chuẩn bị vật liệu

    Tính toán lượng sơn phủ PU Ucrete cần thiết dựa vào diện tích sàn và độ dày lớp sơn mong muốn. Sau đó, tiến hành chuẩn bị đầy đủ vật liệu và dụng cụ thi công cần thiết.

    Thi công sơn

    • Trộn đều các thành phần của sơn phủ PU Ucrete theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Đổ hỗn hợp sơn đã trộn ra sàn.
    • Sử dụng bàn cào răng cưa để trải đều sơn trên bề mặt sàn.
    • Sử dụng rulo gai để lăn qua bề mặt sơn ngay sau khi thi công, giúp loại bỏ bọt khí và tạo độ phẳng mịn cho lớp sơn.
    Nhà máy sản xuất thực phẩm

    Nhà máy sản xuất thực phẩm

    Thời gian khô

    Theo đúng quy trình sơn PU chuẩn, hãy để lớp sơn phủ PU Ucrete khô trong thời gian từ 12 đến 24 giờ ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bình thường.

    Nếu bạn tuân thủ thực hiện đúng như các bước trong quy trình sơn PU chuẩn của G&DT, lớp sơn sàn của bạn sẽ có bề mặt sàn phẳng mịn, đẹp mắt và độ bền vượt trội. Song, sàn nhà sẽ được bảo vệ khỏi các hóa chất, tác nhân gây mài mòn và các tác động cơ học khác.