G&DT tự hào mang đến quy trình sơn epoxy chuyên nghiệp, bài bản, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe của khách hàng. Với quy trình thi công được nghiên cứu và thí nghiệm trên công trình thực tế, G&DT cam kết mang đến bề mặt sơn hoàn hảo, bền bỉ theo thời gian.
Tại sao cần tuân thủ theo quy trình sơn epoxy khi thi công?
Quy trình thi công được xây dựng dựa trên đặc tính của sơn epoxy và các yếu tố ảnh hưởng đến độ bám dính, độ mịn, độ bóng, độ cứng,… của lớp sơn. Việc tuân thủ quy trình sơn epoxy sẽ giúp đảm bảo các yếu tố này đạt tiêu chuẩn, cho độ bền cao và kéo dài tuổi thọ cho công trình.
Thiếu sót hoặc sai sót trong bất kỳ bước nào của quy trình đều có thể dẫn đến những vấn đề như bong tróc, xuất hiện lỗ li ti, nứt nẻ,… ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền của lớp sơn.
Các công đoạn G&DT cần chuẩn bị trước khi thi công sơn epoxy
Để đảm bảo mọi thứ hoàn hảo trước khi thi công sơn epoxy, đầu tiên, G&DT thực hiện 2 bước sau:
Bước 1: Khảo sát diện tích sàn cần thi công, đo đạc kích thước sàn cần sơn. Kiểm tra độ phẳng mịn của bề mặt sàn, xác định các vị trí cần xử lý (lỗ hổng, vết nứt, gồ ghề,…). Sử dụng các thiết bị đo đạc chuyên dụng (thước đo, máy đo độ ẩm,…) để đánh giá độ ẩm của sàn, điều kiện môi trường thi công (nhiệt độ, độ thông thoáng,…).
Bước 2: Tính toán lượng sơn cần dùng cho công trình, đảm bảo đủ vật liệu thi công và tiết kiệm chi phí.
Công thức: Lượng sơn cần dùng (kg) = Diện tích thi công (m²) x Độ dày lớp sơn (mm) x Mật độ sơn (kg/lít) / 1000
Quy trình sơn epoxy chuẩn tại G&DT
Bước 1: Mài nhẵn sàn trước khi thi công sơn epoxy (Đối với sàn bê tông)
Sử dụng máy mài sàn chuyên dụng để mài nhẵn bề mặt sàn bê tông, nhằm mục đích loại bỏ các lớp sơn cũ, mặt sàn gồ ghề,… tạo độ phẳng mịn cho bề mặt. Mục đích của bước này là tăng mức độ bám dính giữa lớp sơn epoxy và bề mặt sàn, để lớp sơn sàn có thể bền bỉ hơn.
Bước 2: Làm sạch bề mặt sàn với máy hút bụi công nghiệp
Bước tiếp theo trong quy trình sơn epoxy là dùng máy hút bụi công nghiệp để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vụn bê tông,… trên bề mặt. Việc làm sạch kỹ lưỡng sẽ giúp đảm bảo lớp sơn epoxy tiếp xúc với mặt sàn không chứa cạn bận, cát sạn và tránh các vấn đề bong tróc, gợn sóng cũng như xuất hiện các lỗ li ti sau khi thi công.
Bước 3: Thi công lớp sơn lót cho sàn trước khi sơn phủ
Lớp sơn lót epoxy có tác dụng tăng cường độ bám dính giữa lớp sơn phủ và bề mặt sàn, đồng thời giúp che lấp các lỗ nhỏ trên bề mặt. Bạn có thể dùng con lăn để thi công lớp sơn lót trên khắp bề mặt sàn.
Bước 4: Xử lý các lỗ li ti trên mặt sàn
Sử dụng bột bả epoxy chuyên dụng để xử lý các lỗ li ti, vết nứt,… trên bề mặt sàn. Hoặc dùng dao bả để trát đều bột bả lên các vị trí cần xử lý, sau đó để khô hoàn toàn. Bước này giúp tạo bề mặt sàn phẳng mịn hoàn hảo cho bề mặt sàn.
Bước 5: Thi công sơn epoxy
Trộn đều sơn epoxy và dung môi theo đúng tỷ lệ được quy định bởi nhà sản xuất. Sau đó, dùng con lăn để trải đều lớp sơn lên mặt sàn như khi thi công lớp lót. Tuy nhiên, nên thi công 2-3 lớp sơn epoxy để đạt được độ dày và độ che phủ tốt nhất.
Mỗi lớp sơn cần được để khô hoàn toàn trước khi thi công lớp tiếp theo (thời gian khô phụ thuộc vào hướng dẫn của nhà sản xuất).
Bước 6: Chà ráp và vệ sinh mặt sàn sau khi sơn
Sau khi lớp sơn epoxy khô hoàn toàn, lau sạch bụi bẩn và tạp chất còn sót lại trên bề mặt.
Bước 7: Bàn giao công trình cho khách hàng
Sau khi hoàn thành tất cả các bước thi công, G&DT sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng bề mặt sơn và dọn dẹp khu vực thi công. Cuối cùng, bàn giao công trình cho khách hàng và hướng dẫn cách bảo quản và sử dụng sàn epoxy đúng cách.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sàn khi thi công sơn epoxy
Nếu bề mặt sàn không được xử lý phẳng mịn trước khi thi công, lớp sơn epoxy sẽ không bám dính tốt, dễ bong tróc và tạo ra các lỗ li ti trên bề mặt. Song, khi thi công trên lớp sàn có độ ẩm cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng khô của lớp sơn epoxy, dẫn đến tình trạng bong tróc, sủi bọt.
Xem thêm: Định mức sơn epoxy đúng cho nền nhà xưởng
Việc thi công sai quy trình sơn epoxy như pha sơn không đúng tỷ lệ, thời gian thi công quá lâu, không đảm bảo độ dày lớp sơn,… sẽ ảnh hưởng đến độ bền, độ bóng và tính thẩm mỹ của lớp sơn. Thợ thi công tay nghề kém có thể dẫn đến tình trạng thi công không đều, lớp sơn không phẳng mịn, có nhiều bọt khí, khe hở,…
Sơn epoxy giả, kém chất lượng thường chứa nhiều tạp chất, hàm lượng nhựa thấp, dễ dẫn đến tình trạng bong tróc, bay màu và giảm tuổi thọ của lớp sơn. Ngoài ra, sử dụng sơn epoxy thường thay vì sơn epoxy kháng hóa chất trong nhà máy sản xuất hóa chất hay lắp ráp linh kiện điện tử sẽ dẫn đến tình trạng bong tróc, sụt lún và giảm khả năng bảo vệ bề mặt sàn.
Xem thêm: Bảng màu sơn epoxy
Lưu ý khi thi công theo quy trình sơn epoxy
- Nên thi công sơn epoxy trong điều kiện thời tiết khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao.
- Cần để sàn bê tông khô hoàn toàn (thường là sau 28 ngày) và đạt cường độ chịu nén tối thiểu 25N/mm².
- Tránh để người và vật đi lại trên bề mặt sơn (sàn nhà) trong ít nhất 24 giờ sau khi thi công. Che chắn bề mặt sơn bằng bạt hoặc nilon để tránh bụi bẩn bám dính.
Với đội ngũ thợ lành nghề và giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại, với quy trình sơn epoxy chuẩn nhất, G&DT cam kết mang đến cho khách hàng những bề mặt sàn hoàn hảo nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua hotline 0908.306.777 hoặc 0858.831.118 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá cho dịch vụ thi công sơn epoxy cho công xưởng.